Tên khoa học của Cây Cà gai leo là 𝗦𝗼𝗹𝗮𝗻𝘂𝗺 𝗵𝗮𝗶𝗻𝗮𝗻𝗲𝗻𝘀𝗲 𝗛𝗮𝗻𝗰𝗲 𝗦𝗼𝗹𝗮𝗻𝗮𝗰𝗲𝗮𝗲.
Cà gai leo được biết đến rộng rãi để chữa bệnh gan nhờ tác dụng chữa bệnh gan trong dân gian, sau đó được các nhà khoa học nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng ở 4 công trình khoa học cấp nhà nước của TS Nguyễn Thị Minh Khai, P GS Phạm Kim Mãn và viện dược liệu trung ương từ những năm 1990 đã đánh giá cây cà gai leo là loại cây điều trị bệnh gan rất đặc biệt và cho kết quả rất khả quan. Kết quả đã chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sự nhân bản và làm âm tính Virus Viêm gan B. Bên cạnh đó, Cà gai leo còn có tác dụng giải rượu, giải độc gan mạnh mẽ.
Nhưng có một vấn đề quan trọng ít ai để ý: cà gai leo không phải trồng ở vùng đất nào cũng cho hàm lượng dược tính như nhau, nó phụ thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng, cách trồng, chăm sóc.
Theo viện dược liệu quy định hàm lượng glycoalcaloid trong cà gai leo phải đạt tối thiểu 0.1 mới có tác dụng chữa bệnh. dược tính càng cao thì tác dụng càng tốt.
Các vùng trồng khác chỉ sát ngưỡng thậm chí thấp hơn quy định , vùng trồng cao nhất hiện tại chỉ đạt đến 0,23 -0,28.
Cà gai leo Yên Thuỷ được trồng bởi hợp tác xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thuỷ, Hoà Bình, trên vùng đất đồi núi, cho hàm lượng dược tính glycoaloid trong cà gai leo cao gấp 6,2 lần quy định
Cao cà gai leo Yên Thuỷ nguyên liệu đầu vào của hợp tác xã Bảo Hiệu, được nấu tại công ty cổ phần công nghệ chiết xuất Hải Yến. 12kg cà gai lai khô cho ra 1 kg cao cà gai leo Yên Thuỷ nguyên chất.
Các phân biệt cà gai leo và cà dại
Nhiều người vẫn chưa biết đến hình dạng và nhầm lẫn với cây cà dại, loại cây có độc nguy hiểm nếu dùng nhầm. vì vậy để phân biệt cần chú ý các đặc điểm sau :
– Thân cây: cây cà dại cao hơn cây cà gai leo : Thân cây cà dại mọc đứng, cà gai leo là cây nhỏ, thân lá có gai thân mọc bò hoặc leo lên cây khác, không tự đứng được như cà dại, thân phân cành nhiều
– Lá cây: Lá cây cà dại to hơn lá cà gai leo: Chiều dài lá từ 5 đến 10cm ( Cà gai leo 3-4cm)
– Quả: Quả cà gai xanh có màu xanh đường kính 0,7- 1 cm, chín có màu đỏ , quả cà dại lớn hơn, đường kính 1-2 cm, chín có màu vàng . quả cà gai mọc thành chùm.
Thân lá cà gai phơi lên có mùi thơm đặc trưng, cà dại không có mùi hoặc mùi hăng.
Nước sắc cà gai thơm dễ uống, có vị đắng nhẹ.
Ý kiến các Chuyên gia về Cây Cà Gai Leo
1. Thầy thuốc nhân dân, GS.TS Nguyễn Văn Mùi
Nguyên PGĐ kiêm chủ nhiệm bộ môn Truyền Nhiễm, Bệnh Viện quân y 103.
“… Viện Quân Y 103, đã kết hợp với Viện Dược liệu Trung Ương nghiên cứu những cây thuốc để điều trị viêm gan vi rút như Bồ Bồ, Nhân Trần, Diệp Hạ Châu Đắng, Cà Gai Leo…Trên lâm sàng chúng tôi nhận thấy là Cây Cà Gai Leo cho tác dụng tốt nhất trên bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính. Đây là cây thuốc được Viện Dược Liệu Trung Ương nghiên cứu kỹ và bài bản nhất từ trước đến nay và là cây thuốc duy nhất được kiểm chứng trên bệnh viêm gan B mãn tính cho kết quả tốt nhất”.
2. Thầy thuốc ưu tú, PGS.TS Trịnh Thị Xuân Hòa – Chủ nhiệm bộ môn Truyền Nhiễm Bệnh Viện Quân Y 103.
“….Về cây Cà Gai Leo, Bệnh Viện Quân Y 103 là đơn vị đầu tiên thực hiện nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mãn tính. Trên thực tế, chúng tôi dùng cho bệnh nhân tác dụng về triệu chứng giảm rõ rệt, rất nhiều bệnh nhân thấy ăn ngon, ngủ tốt hơn, men gan trở về bình thường nhanh. Năm 1999, tôi thử nghiệm trên 30 bệnh nhân thì có 7 trường hợp( 23,3%) bệnh nhân trở nên âm tính với vi rút viêm gan B. Đó là một kết quả ngoài sức mong đợi. Để chứng minh toàn diện hơn, từ năm 2002 đến năm 2004, cây Cà Gai Leo tiếp tục được thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tại 3 bệnh viện: Bệnh viện Quân Y 108, Bệnh viện Quân Y 103 và bệnh viện 354. Kết quả đạt được được Hội đồng khoa học nhà nước đánh giá cao. Các thuốc tốt nhất hiện nay như interferon, tenofovir khi điều trị tỉ lệ bệnh nhân âm tính virus viêm gan chỉ đạt 6%, quá trình điều trị thường phải kéo dài từ 1 năm trở lên và sau khi bệnh nhân âm tính với vi rút vẫn phải sử dụng tiếp tục thêm 6 tháng đến 1 năm để đảm bảo vi rút không tái phát trở lại. Vì vậy chi phí điều trị rất cao. Bệnh nhân đến điều trị thường là những bệnh nhân nghèo, thường không theo suốt được quá trình điều trị. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tái phát bệnh cao ở nước ta. Do đó việc phát hiện cây Cà Gai leo có tác dụng âm tính vi rút viêm gan B thực sự rất đặc biệt và quan trọng”
3. TS. Nguyễn Thị Bích Thu – Viện phó viện dược liệu Trung Ương
“…Tôi là người theo suốt tiến trình nghiên cứu cây Cà Gai Leo. Cây cà gai leo được tôi thực hiện trong đề tài tiến sĩ của mình. Thành phần hóa học chính của cây là gly-coalcaloid. Các thử nghiệm về tác dụng chống viêm, bảo vệ gan, chống oxy hóa của cao Cà Gai leo toàn phần và dịch chiết chứa nhóm glycoalcaloid được đánh giá rất tốt và tương đồng nhau. Cà Gai Leo cũng là cây thuốc đầu tiên được chứng minh có thể ngăn chặn xơ gan tiến triển trên thực nghiệm”
4. PGS.TS Nguyễn Duy Thuần – Phó giám đốc Học Viện Y dược học Cổ Truyền Việt Nam, Viện trưởng viện Nghiên Cứu Y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh.
“…Cà Gai Leo là một trong những dược liệu được Viện Dược Liệu nghiên cứu bài bản nhất từ trước đến nay. Đã có 3 đề tài cấp nhà nước và 4 luận án tiến sĩ nghiên cứu cây Cà Gai leo về thực vật , hóa học, tác dụng dược lý và trên lâm sàng từ năm 1996 đến năm 2004.
5. PGS.TS Nguyễn Trọng Thông Nguyên – trưởng bộ môn dược lý Trường Đại học Y Hà Nội.
“…Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm độc tính và thử nghiệm tác dụng chống viêm, bảo vệ gan và phục hồi chức năng gan của cà gai leo trên thực nghiệm và kết luận là không có độc. Về tác dụng bảo vệ gan và phục hồi chức năng gan: so sánh với sylimarin – một thuốc bảo vệ gan hàng đầu thế giới hiện nay, cà gai leo có tác dụng tương đương và một vài khía cạnh còn mạnh hơn”. Cà gai leo còn có một tác dụng rất đặc biệt nữa đó là làm tăng miễn dịch mạnh, điều này rất có ý nghĩa vì có thể dùng cho cả bệnh nhân viêm gan virus C, Bệnh lao, người lành mang mầm bệnh vi rút…”